Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Máy giặt là vật dụng không thể thiếu cho mỗi gia đình. Sau đây một số bệnh thường gặp máy giặt gia đình: Máy giặt không cấp nước,hỏng mạch điều khiển báo lỗi,sửa máy giặt không giặt, không vắt, cấp nước tràn ,không xả nước,hỏng bi,số. máy giặt chạy và vắt có tiếng kêu …
Trung Tâm Dịch Vụ Kỹ Thuật Điện Lạnh Quang Trung Hà Nội chuyên sửa máy giặt tại nhà: sửa máy giặt không vào điện. sửa máy giặt không hoạt động. sửa máy giặt không cấp nước. sửa máy giặt không xả. sửa máy giặt không vắt. sửa máy chữa giặt chạy bị kêu. sửa máy giặt báo lỗi bo mạch. nhận sơn cạp vá thùng máy giặt – làm thùng bằng INOX…
 Trung Tâm Dịch Vụ Kỹ Thuật Điện Lạnh Quang Trung Hà Nộnhận bảo dưỡng, sửa chữa và lắp đặt tất cả các loại máy giặt của các hãng: LG, Toshiba, Samsung, Sanyo, Electrolux, Panasonic trên địa bàn Hà Nội. Mọi thông tin cần hỗ trợ, vui lòng bạn điện  theo số máy:0966 459 663

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở MÁY GIẶT GIA ĐÌNH

Thiết bị gì cũng vậy, không riêng gì máy giặt sau 1 thời gian sử dụng thường xảy ra những lỗi hư hỏng không thể tránh như: máy giặt không hoạt động, không cấp nước được, không xả, không vắt…..Sau đây là những hướng dẫn cho bạn tự kiểm tra, khắc phục, tự sua may giat nhà mình.
Máy giặt hoàn toàn không hoạt động?
  • Kiểm tra nguồn điện đang sử dụng có bị hỏng hay không
  • Kiểm tra dây điện nguồn máy giặt với ổ cắm bảo đảm đã tiếp xúc
  • Kiểm tra đã nhấn công tắc nguồn POWER SWITCH và nút khởi động START/PAUSE
Nước trong máy giăt không xả ra được? 
  • Kiểm tra ống xả nước đã được đặt nằm xuống chưa
  • Kiểm tra nắp máy giặt đã được đóng lại kỹ chưa
  • Kiểm tra độ dài ống xả có bị gấp khúc hay không
  • Kiểm tra ống xả nước có bị nghẽn không.
  • Kiểm tra ống xả nước có bị nâng lên quá cao không (cao hơn 15cm so với mặt đất).
Nước không chảy vào thùng giặt/vắt?
  • Kiểm tra nguồn nước cung cấp có bị cắt không
  • Kiểm tra vòi cấp nước đã được mở chưa
  • Kiểm tra lưới kim loại ở ngõ nước vào có bị tắt nghẽn không
  • Bụi bẩn hay phèn đóng lâu ngày làm bít ống xả nước hay không
Thời gian xả nước quá lâu?
  • Có thể ống xả nước có bị méo và biến dạng
  • Kiểm tra ống nước có bị rách hay có lỗ mọt nào không
  • Kiểm tra ống xả nước có được nối đúng như hướng dẫn không
Sau khi giặt chất tẩy còn dính trên quần áo?
  • Dùng quá nhiều bột giặt có thể tồn đọng trên quần áo
  • Mật độ nước quá thấp so với lượng quần áo cho vào
  • Nếu bột giặt khó hòa tan, hãy hòa tan chúng với nước ấm. Nhiết độ để hòa tan phải thấp hơn 40 độ C
Ở chế độ vắt máy giặt vẫn cấp nước?
  • Kiểm tra đồ giặt bị dồn về một phía và không cân bằng
  • Kiểm tra van cấp máy giặt hoặc lỗi board
Máy giặt ở chế độ vắt nhưng không vắt?
  • Kiểm tra nắp máy giặt đã được đóng lại kỹ chưa.
  • Kiểm tra đồ giặt có bị dồn về một phía của thùng vắt không. Điều chỉnh lại đồ giặt cho cân bằng.
  • Ống xả nước có bị nghẹt không.
Quần áo bị rách do đâu?
  • Kiểm tra có vật lạ như kẹp tóc, đồng tiền, kim kẹp giấy,… lẫn với đồ giặt làm rách quần áo.
  • Khi giặt các loại đồ giặt có đính kim tuyến, đồ lót nylon và sợi tổng hợp mỏng nên sử dụng lưới giặt nylon để bảo vệ
  • Hãy cột chặt các sợi dây dài và kéo các móc khóa trên quần áo lại vì chúng khi mở tung ra có thể gây hư hại cho đồ giặt hoặc thùng giặt
Thời gian giặt quá lâu? 
  • Kiểm tra điện áp cấp cho máy (từ 220v-240V)
  • Kiểm tra các chế độ giặt.
  • Vệ sinh van cấp nước
  • Tỷ lệ cấp nước dưới 15L/phút, tổng thời gian giặt sẽ lâu hơn bình thường.
  • Điều chỉnh nguồn cấp nước cho thích hợp.
Nước không chảy ra khỏi ống xả mặc dù đang ở chế độ xả tràn?
  • Đã cài đặt mức nước thấp hơn bình thường. Cài đặt lại mực nước cho thích hợp.
  • Áp suất nước thấp hơn bình thường. Điều chỉnh lại tỷ lệ cấp nước (tiêu chuẩn là 15L/phút)
Máy có tiếng kêu lạch cạch
  • Thông thường các tiếng kêu lạ chủ yếu do các vật thể theo quàn áo đi vào trong máy. Nguyên nhân về kỹ thuật rất ít. Bạn nhớ nhắc mọi người trong gia đình kiểm tra kỹ quần áo trước khi cho vào trong máy.
  • Nếu tiếng kêu không hết sau khoảng từ 2 ~ 3 lần giặt bạn gọi đến trung tâm dịch vu fix.cm.vn gần được giũp đỡ.
Máy giặt cấp nước khi đang ở giữa tiến trình giặt hoặc xả
  • Khi bạn bỏ thêm đồ giặt khi máy đang hoạt động
  • Khi mực nước không đủ.
  • Khi máy giặt điều chỉnh lại trạng thái cân bằng.
Khi máy giặt xả nước liên tục
  • Máy giặt của bạn có triệu chứng bị kẹt van xả do các vật thể lạ theo quần áo đi vào trong máy.
  • Nếu mức độ rò rỉ thấp, bạn cứ giặt bình thường sau một thời gian vật thể sẽ theo nước trôi ra. Nếu rò lớn thì bạn phải liên hệ dịch vụ fix.com.vn để được tư vấn thêm
Khi máy giặt kêu to, rung mạnh?
  • Kê lại máy cho chắc chắn. Quần áo trong thùng giặt bị xoắn rối gây mất cân bằng
  • Tạm dừng máy, tơi đều quần áo sau đó tiếp tục quá trình giặt
  • Kê máy xa các góc có thể cộng hưởng âm thanh làm máy kêu to hơn
Nhiệt độ thích hợp để giặt là bao nhiêu?
  • Nếu phải giặt bằng nước ấm, nhiệt độ thích hợp nhất dùng cho máy giặt là 40 oC. Ở nhiệt độ này, bột giặt sẽ ngấm tốt vào quần áo và lôi kéo chất bẩn ra ngoài
  • Nếu nước nóng quá, sẽ làm quần áo bị biến hình, nhăn nhúm, mất tính đàn hồi
Vệ sinh máy giặt  như thế nào là đúng cách?
Sau một thời gian sử dụng, bên trong thùng máy giặt sẽ tích tụ những chất cặn, bụi bẩn còn bám lại trong đường xả nước của máy. Để bảo quản máy giặt cũng như đem lại hiệu quả tốt hơn, người sử dụng nên thường xuyên tẩy sạch thùng giặt. Hiện tại các siêu thị đang có bán bột tẩy chuyên dùng riêng cho máy giặt. Chỉ cần đổ chất tẩy vào thùng giặt, mở nước và cho máy hoạt động không quần áo trong vòng 10-20 phút

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Vệ sinh máy giặt

Vệ sinh máy giặtBảo dưỡng máy giặt. Vệ sinh máy giặt cửa trên. Vệ sinh máy giặt cửa trước. 

Vệ sinh máy giặt tại nhà: 0966.459.663

Điện Lạnh Quang Trung cung cấp dịch vụ vệ sinh máy giặt, bảo dưỡng máy giặt tại nhà. Chúng tôi có đội ngũ chuyên làm vệ sinh máy giặt tại các quận nội thành trong khu vựcHà Nội. Quý khách hàng cần vệ sinh chiếc máy giặt thân yêu của mình, hãy gọi ngay đến trung tâm điều hành của công ty chúng tôi, kĩ  thuật sẽ có mặt ngay tại nhà sau 30 phút để vệ sinh máy giặt ngay.
Điện Lạnh Quang Trung sở hữu đội ngũ kỹ thuật lành nghề chuyên môn cao, được đào tạo từ các trường kỹ thật chuyên môn. kỹ thuật kinh nghiệm lâu năm. Chuyên sửa chữa, bảo dưỡng máy giặt. Sửa máy giặt  đời mới, máy giặt công nghệ cao,…
Vệ sinh máy giặt | Vệ sinh máy giặt tại nhà
Vệ sinh máy giặt | Vệ sinh máy giặt tại nhà
Sự cần thiết phải vệ sinh máy giặt:
Do nguồn nước ô nhiểm, bụi bẩn trong không khí và trong quần áo khi cho vào giặt nhiều ngày trong máy giặt sẽ bám vào bên trong lồng máy giặt, hệ thống bơm cấp nước vào, van cấp nước vào, chất dơ bẩn bám vào bơm th nước, bộ xả máy giặt, sẽ làm cho my giặt hoạ động không tốt, hoạt động có tiếng kêu to, máy giặt báo lỗi. Vì thế cần phải có kỹ thuật vệ sinh máy giặt.
Trong quá trình sử dụng máy giặt lâu ngày bụi bẩn sẽ bám nhiều trong thành máy giặt, bên trong khung lồng nên quý khách không thể tự dùng tay hay thiết bị thông thường để vệ sinh bên trong được mà phải có kỹ thuật có dụng cụ đồ nghề biết kỹ thuật tháo mở lồng giặt mới vệ sinh bên trong máy giặt được.
Bảng giá vệ sinh máy giặt tại Điện lạnh Quang Trung
- Vệ sinh máy giặt cửa trên:  180.000 đồng/ lần/ máy.  Vệ sinh toàn bộ máy, tháo lồng giặt, vệ sinh bên trong. Thời gian làm vệ sinh 45 phút.
- Vệt sinh máy giặt cửa trước: 250.000 đồng/ Lần/ máy. Về sinh toàn bộ máy. Vệ sinh hệ thống cấp nước vào, vệ sinh bên trong khoan lồng giặt, vệ sinh Vệ sinh ron cao su cửa trước, vệ sinh hệ thống bơm thoát nước.
Giảm giá 10% khi khách hàng vệ sinh từ 02 máy trở lên.
- Bán lưới lọc rác máy giặt: giao tận nhà.
HƯỚNG DẪN KHÁCH HÀNG TỰ VỆ SINH MÁY GIẶT: 
Khi vệ sinh thân vỏ máy: Lau chùi máy sạch sẽ và khô ráo bằng vải mềm, không được dùng bàn chải, bột đánh bóng, benzine hay vật liệu dễ bay hơi để lau chùi máy vì có thể gây hư hại các linh kiện nhựa và lớp sơn phủ ngoài.
Vệ sinh lưới lọc của van cấp nước để tránh bị tắc do cặn bẩn bám đóng: Cần đóng vòi nước và bật công tắc nguồn, chọn nước nóng (hoặc lạnh) rồi ấn nút START/PAUSE để rút hết nước trong vòi, sau đó tắt điện, rút phích cắm của máy và lấy phin lọc ra khỏi van. Sử dụng bàn chải cọ rửa những cặn bẩn và lắp phin lọc vào vị trí cũ. Lưu ý không được vứt bỏ hoặc làm thủng lưới lọc, tránh làm hỏng van cấp nước.
Với máy giặt sử dụng lâu ngày có thể bám cặn phía bên trong lồng máy, bạn dùng bàn chải nhẹ bề mặt bên trong lồng máy, cho xà phòng vào ngăn chứa xà phòng, chọn nhiệt độ nước (với các máy Electrolux đời cao có hỗ trợ chế độ giặt nước nóng như: EWF 1082, EWF1082G, EWF1073, EWF1073A, EWF10751, EWF10741…), và nhấn START/PAUSE để bắt đầu một chu trình xúc rửa máy (Lưu ý: Chu trình xúc rửa máy này không cho quần áo vào giặt)

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

tham khảo cách chọn máy giặt


Theo các nhà cung cấp, máy giặt cửa trước có nhiều tính năng hơn máy giặt cửa trên và có độ bền cao, hình thức đẹp, hiện đại. Tuy nhiên, giá cả dòng sản phẩm này khá đắt, thường trên 10 triệu đồng/chiếc. 
Cuộc sống hiện đại đã giúp những chiếc máy giặt trở nên quen thuộc và gần gủi với sinh hoạt của nhiều gia đình. Vì vậy, trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, việc lựa chọn sản phẩm nào cho phù hợp với nhu cầu sử dụng, cũng như túi tiền của mỗi gia đình là một điều khá quan trọng. 

Hãy cùng tham khảo một số gợi ý của các nhà cung cấp trong việc lựa chọn máy giặt cho gia đình.

Khảo sát thị trường cho thấy, hiện nay có hai dòng sản phẩm chính, đó là máy giặt lồng ngang (máy giặt cửa trước) và máy giặt lồng đứng (máy giặt cửa trên).

Đối với máy giặt lồng đứng: Theo các nhà cung cấp, đây là dòng sản phẩm khá phù hợp với những gia đình có kinh tế trung bình, bởi giá cả của mặt hàng này thường chỉ dao động trong khoảng 4 - 5 triệu. Đặc biệt, thích hợp với những gia đình có không gian hẹp.

Ngoài ra, theo các nhà cung cấp, dòng máy giặt lồng đứng có khá nhiều chương trình giặt, do đó có thể đáp ứng đủ những nhu cầu giặt cần thiết của hầu hết các gia đình. Điển hình như: chế độ giặt, ngâm, vắt, không vắt, thay đổi mực nước, thay đổi thời gian hành trình giặt dài hay ngắn. Ngoài ra, loại sản phẩm này còn có thể điều chỉnh và đặt được mức nước theo trọng lượng đồ giặt.

Ưu điểm lớn nhất của máy giặt lồng đứng là dễ sử dụng, không tốn điện so với loại máy giặt lồng ngang. Đặc biệt, loại sản phẩm này giặt an toàn các loại quần áo nhẹ, mỏng với chế độ giặt đồ mềm. Tuổi thọ thường gấp đôi so với máy giặt lồng ngang, nếu cùng tần suất sử dụng. Dễ thay thế sửa chữa hơn so với loại máy giặt lồng ngang.
 

Về nhược điểm: Đối với máy giặt lồng đứng, khi cho đồ giặt thường bị xoắn chặt, dễ bị cào xước. Cùng với đó, khi làm việc thường có độ ồn và độ rung cao. Sau một thời gian hoạt động, dây curoa của động cơ điện thường hay bị chùng, dão, gây ra tốn điện. Người sử dụng cần phải chủ ý căn chỉnh lại dây curoa hoặc thay dây mới khi có hiện tượng này.
Một nhược điểm có thể nhận thấy ở dòng máy giặt lồng đứng, đó là sau một vài năm hoạt động, máy hay bị hỏng van cao su đóng (mở) và lỗ xả nước bẩn, dẫn đến rò rỉ nước ra ngoài sàn đặt máy. Vì vậy, phải thay mới van cao su và vệ sinh lỗ xả nước.

Đối với máy giặt lồng ngang: Đây là dòng sản phẩm dành cho những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả và không gian đặt máy rộng. Giá cả mặt hàng này phổ biến ở trên mức 10 triệu đồng. 

Theo các nhà cung cấp, ngoài những tính năng thông dụng giống như máy giặt lồng, dòng sản phẩm này còn có các tính năng khác như sấy khô, giặt bằng hơi nước...
 
Ưu điểm của dòng sản phẩm này là độ bền cao, hình thức đẹp và hiện đại. Chức năng giặt quần áo giặt sạch hơn và máy chạy êm.

Nhược điểm: 
Máy giặt lồng ngang thường tốn điện hơn so với loại máy giặt lồng đứng. Giá thành cao. Dễ làm hỏng các loại quần áo mỏng, nhẹ do lực đảo quá mạnh. Đặc biệt, sau 2 – 3 năm sử dụng, máy thường hay bị rò rỉ nước do các gioăng cao su bị lão hoá, nứt nẻ, cong vênh.
Ngoài những tính năng và công dụng khá khác nhau, thì việc sử dụng các dòng máy giặt lồng ngang và lồng đứng lại tương đối giống nhau. Do đó, để có thể duy trì độ bền của dòng sản phẩm này, người sử dụng nên đưa khối lượng đồ giặt vào máy ở mức độ phù hợp với công suất máy. Chỉ nên cho máy giặt hoạt động khi đã đủ khối lượng đồ giặt để tiết kiệm điện, nước.

Về cách bảo quản máy giặt, các gia đình nên đặt máy ở những nơi thông thoáng. Sau mỗi lần giặt cần lau chùi và vệ sinh sạch sẽ. Mỗi năm nên duy tu bảo dưỡng máy một lần. Cần kiểm tra và sớm loại bỏ các chất thải (bùn đất, sợi bông…) ra khỏi túi lọc, sau một vài lần giặt, nếu túi lọc bị thủng phải kịp thời khâu lại hoặc thay mới.

Khi máy giặt đã khởi động hãy chú ý theo dõi tình trạng hoạt động của máy. Chân hoặc bệ đỡ máy giặt nên làm bằng vật liệu không gỉ, không mục như đế bệ đỡ bằng nhựa chuyên dùng, giá đỡ bằng sắt sơn có sơn lót chống gỉ hoặc giá đỡ I-nox. 
Chân hoặc bệ đỡ nên đặt trên đệm hoặc thảm cao su dầy để giảm tiếng ồn và bảo vệ sàn nhà.

Người sử dụng cần đặc biệt lưu ý khi giặt những đồ mỏng, nhẹ, bằng việc nên cài đặt hành trình giặt nhanh. Còn khi giặt đồ dầy, bẩn hãy cài đặt hành trình đảo, ngâm. Nên cài đặt mức nước vào máy giặt theo lượng đồ giặt thực tế.

Cùng với những lời khuyên trên, các nhà cung cấp cũng khuyên người sử dụng khi vận hành máy giặt không nên chọn chế độ giặt bằng nước nóng khi không cần thiết. Không nên kê máy giặt cao quá để hạn chế rung lắc mỗi khi máy hoạt động (kê máy cách sàn nhà khoảng 10 cm – 15cm là vừa).

Không đặt ở nơi ẩm ướt hoặc gần nơi đun nấu vì dầu mở, hơi mặn, hơi than… bám vào sẽ làm gỉ vỏ máy và hỏng các vỉ mạch điện điều khiển. Không để chân máy giặt bị ngâm trong nước.

Website của tôi